Chống KẸT XE? Không thể nào!
Xem cơn bịnh Kẹt-Xe,
Các điểm Kẹt-Xe:
Một là: Kẹt-xe xảy ra mọi nơi và mọi lúc do va chạm giữa hai hay nhiều xe.
Cái cớ này là "trời xui đất khiến", không thể chống được, chỉ có thể ngăn ngừa bằng cách nhận biết, tránh xây dựng và bỏ bớt đi các "bẫy đánh đố làm xiếc". Người diễn xiếc họ trẻ khỏe, rèn luyện hàng ngày, họ khác, người thường khác. Nói cho đầy đủ, sách dạy xây dựng đường xá như thế nào cho an toàn, có đầy chợ.
Hai là: Kẹt xe dọc đường, thường chỉ vào giờ cao điểm.
Kiểu kẹt-xe này không thể "chống" hay "ngăn ngừa" được. Để dễ dàng hình dung, có thể theo dõi một "dòng chảy qua cái phễu".
Khi rót chầm chậm nước vào phễu, nước sẽ chảy ngay xuống dưới ra ngoài. Đổ nước vào nhanh hơn nữa, nước cũng chảy nhanh hơn. Nhưng nếu đổ nước vào nhanh hơn đến một lúc nào đó, lúc cao điểm, thì lượng nước chảy xuống không tăng tốc lên nữa, và khi đó, mực nước trong phễu bắt đầu tăng lên, đó chính là lúc ùn tắc dòng chảy. Lúc đó, lẽ dĩ nhiên ta ngưng rót vào để tránh đầy tràn khỏi phễu , nhưng nước trong phễu vẫn cón tiếp tục chảy ra một thời gian nữa. Đó chính là thời gian ứ đọng nước.
Còn nhan nhản trong đời sống thường ngày những thí dụ khác. Chẳng hạn, người bán vé, hay bán gì cũng thế, lúc ế thì từng người từng người đến mua, dè bỉu, chê lên chê xuống, trả giá kì kèo, bớt một thêm hai . Lúc sắp hết vé, hết hàng thì thiên hạ, không biết từ đâu đến, đòi mua như điên. Lẽ dĩ nhiên lúc đó phải sắp hàng chờ đợi hay chen lấn (híc! híc) mà mua.
Trở lại, chuyện kẹt xe, khó hiểu hơn, nhưng cũng giống như dòng nước qua phễu, mỗi con đường có một khả năng cho một lượng xe qua khỏi một mặt cắt (điểm đứng của người theo dõi) trong một thời gian. Thí dụ, nếu vận tốc trung bình của xe là 40km/h, thì trong một giờ nó chiếm một khoảng không gian dài 40Km. Các xe theo sau, cũng với cùng vận tốc như thế và cách nhau khoảng chừng 16m (xem lại sách dạy lái xe). Như thế ta có lượng xe mỗi giờ là 40*1000/16 = 2500 chiếc. (đó chính là khả năng cho xe qua lọt một điểm trong 1 giờ của con đường).
Bây giờ, đến hẹn lại lên, vào giờ tan sở, các loại xe bỗng ồ ạt đổ ra đường, trong một giờ (có khi một vài phút) nhiều hơn 2500 chiếc, thế nhưng, trong một giờ chỉ 2500 chiếc có thể lọt qua điểm quan sát , thế là chiếc thứ 2501 phải đợi đến phút thứ 61 vậy.
Thế là Nạn-kẹt-xe xảy ra.
Không tránh khỏi đâu, các bạn ạ. Vì với một thành phố hàng chục triệu dân, mà giờ cao điểm chỉ có hơn 2500 chiếc thì... hết chỗ nói. Có làm thêm vài con đường nữa cũng chẳng bõ vào đâu.
Ba là: Kẹt-xe ở điểm cuối con đường. Thí dụ như nạn kẹt xe ở sân bay Tân Sơn Nhất.
(có "chống" được K.X. hay không? Nhớ đón xem tiếp...)
Các điểm Kẹt-Xe:
Một là: Kẹt-xe xảy ra mọi nơi và mọi lúc do va chạm giữa hai hay nhiều xe.
Cái cớ này là "trời xui đất khiến", không thể chống được, chỉ có thể ngăn ngừa bằng cách nhận biết, tránh xây dựng và bỏ bớt đi các "bẫy đánh đố làm xiếc". Người diễn xiếc họ trẻ khỏe, rèn luyện hàng ngày, họ khác, người thường khác. Nói cho đầy đủ, sách dạy xây dựng đường xá như thế nào cho an toàn, có đầy chợ.
Hai là: Kẹt xe dọc đường, thường chỉ vào giờ cao điểm.
Kiểu kẹt-xe này không thể "chống" hay "ngăn ngừa" được. Để dễ dàng hình dung, có thể theo dõi một "dòng chảy qua cái phễu".
Khi rót chầm chậm nước vào phễu, nước sẽ chảy ngay xuống dưới ra ngoài. Đổ nước vào nhanh hơn nữa, nước cũng chảy nhanh hơn. Nhưng nếu đổ nước vào nhanh hơn đến một lúc nào đó, lúc cao điểm, thì lượng nước chảy xuống không tăng tốc lên nữa, và khi đó, mực nước trong phễu bắt đầu tăng lên, đó chính là lúc ùn tắc dòng chảy. Lúc đó, lẽ dĩ nhiên ta ngưng rót vào để tránh đầy tràn khỏi phễu , nhưng nước trong phễu vẫn cón tiếp tục chảy ra một thời gian nữa. Đó chính là thời gian ứ đọng nước.
Còn nhan nhản trong đời sống thường ngày những thí dụ khác. Chẳng hạn, người bán vé, hay bán gì cũng thế, lúc ế thì từng người từng người đến mua, dè bỉu, chê lên chê xuống, trả giá kì kèo, bớt một thêm hai . Lúc sắp hết vé, hết hàng thì thiên hạ, không biết từ đâu đến, đòi mua như điên. Lẽ dĩ nhiên lúc đó phải sắp hàng chờ đợi hay chen lấn (híc! híc) mà mua.
Trở lại, chuyện kẹt xe, khó hiểu hơn, nhưng cũng giống như dòng nước qua phễu, mỗi con đường có một khả năng cho một lượng xe qua khỏi một mặt cắt (điểm đứng của người theo dõi) trong một thời gian. Thí dụ, nếu vận tốc trung bình của xe là 40km/h, thì trong một giờ nó chiếm một khoảng không gian dài 40Km. Các xe theo sau, cũng với cùng vận tốc như thế và cách nhau khoảng chừng 16m (xem lại sách dạy lái xe). Như thế ta có lượng xe mỗi giờ là 40*1000/16 = 2500 chiếc. (đó chính là khả năng cho xe qua lọt một điểm trong 1 giờ của con đường).
Bây giờ, đến hẹn lại lên, vào giờ tan sở, các loại xe bỗng ồ ạt đổ ra đường, trong một giờ (có khi một vài phút) nhiều hơn 2500 chiếc, thế nhưng, trong một giờ chỉ 2500 chiếc có thể lọt qua điểm quan sát , thế là chiếc thứ 2501 phải đợi đến phút thứ 61 vậy.
Thế là Nạn-kẹt-xe xảy ra.
Không tránh khỏi đâu, các bạn ạ. Vì với một thành phố hàng chục triệu dân, mà giờ cao điểm chỉ có hơn 2500 chiếc thì... hết chỗ nói. Có làm thêm vài con đường nữa cũng chẳng bõ vào đâu.
Ba là: Kẹt-xe ở điểm cuối con đường. Thí dụ như nạn kẹt xe ở sân bay Tân Sơn Nhất.
(có "chống" được K.X. hay không? Nhớ đón xem tiếp...)
Kommentare
Kommentar veröffentlichen