Bút Sa Gà Chết nghĩa là gì?

Đọc cái tựa tầm thường như vậy, chắc có bạn vội cho là một câu hỏi ngây thơ, hỏi vớ vẩn, không đáng đọc tiếp, "click out" ngay. Tôi cũng vậy, cũng giống như các bạn, tôi cũng không muốn gà-kê-nghê-ngỗng tiếp nữa, nhưng kệ, mời đọc tiếp một chút xem sao.

"Bút Sa Gà Chết" là gì thì ai mà không biết, "dể quá mờ". Cho đến hôm qua, tôi cũng như các bạn, đều hiều như sau:

BSGC có nghĩa là: Khi hạ bút xuống kí tên thì phải cẩn thận, coi chừng.

Tìm trong Google với BSGC ta sẽ thấy trên 150 nghìn bài viết có dính dáng đến con chữ BSGC này. Đọc sơ sơ mấy bài đầu, thì thấy đúng i chang những gì tôi và các bạn, đã nghĩ.


Xin mạn phép ghi ra vài trả lời như sau:
  • ....Ui chà, các bác cứ vòng vo mãi bút sa gà chết là muốn khuyên chúng ta phải suy nghĩ kỹ trước khi làm một việc gì đó. Nếu không thì hậu quả sẽ do mình gánh chịu còn tại sao lại là gà mà không phải là lợn, ngan ngỗng thì các bạn đã giải thích hết rồi.....
  • .....BSGC là phải cẩn trọng mỗi khi đặt bút viết một điều gì đó, phải nghĩ về những hậu quả có thể đón nhận sau hành động của việc đặt bút ký tên.
    Về nguồn gốc:
    Thành ngữ "Bút sa gà chết" xuất phát từ thói quen, ở làng quê ngày xưa, trong sự tỏ lòng biết ơn đối với người đã giúp mình hoàn tất một thứ giấy tờ gì đó. Hoặc, cũng có thể hiểu là một hình thức hối lộ của dân làng, và ăn hối lộ của các viên chức làng xã.
    Khi người dân có việc phải ra làng xã xin chữ ký của lý trưởng, xã trưởng, thì phải có cái gì để biếu cho người đã ký giấy tờ cho mình, do ở vùng quê nên con gà thường là thứ đồ được dùng làm quà biếu, có thể là một con gà hay một cặp gà tùy theo sự quan trọng của giấy tờ xin ký.....
  • ....Bút sa: Loại bút ngày xưa được làm bằng lông gà và được quan niệm rằng khi đã đặt bút viết thì không xóa đi được
    Gà chết: Mất đi một sinh mạng không chỉ thể mà có thể ảnh hưởng đến về sau
    Ý nghĩa của câu thành ngữ bút sa gà chết có nghĩa là: Khi đã quyết định làm một vấn đề nào đó và đã đưa ra quyết đinh ( bút sa) và để thực hiện quyết định đó thì ta phải bỏ ra một thứ gì đó có thể ảnh hưởng đến sau này ( gà chết )......
  • .....Được biết lúc xưa lông ở đầu bút được làm từ lông nên vấn đề gà chết được hiểu như vậy, hoặc được hiểu là trước đây thầy cúng khi đã hạ bút vẽ bùa thì phải gà cúng tế dâng lên.....
    ....Vậy " Bút sa gà chết " có nghĩa là gì ?
    "Bút sa gà chết" có nghĩa là khi quyết định một vấn đề nào đó bạn phải suy nghĩ thật kĩ lưỡng, chín chắn rồi mới thực hiện. Còn không thì sẽ nhận lấy hậu quả không được tốt.
    Việc ký của bạn là chuyện đáng phải suy nghĩ trước khi ký một văn bảng hợp đồng nào đó, khi bút đã hạ thì khó mà có thể rút lại được! "bút sa gà chết".....

 Trong rừng câu trả lời đó, có bài viết sau đây có vẻ bài bản nhất:
  • .....Học giả An Chi: Câu “Bút sa gà chết” đã được

    1. Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1967) giảng là: “Đã hạ bút ký vào một văn bản thì phải chịu trách nhiệm về chữ ký của mình”.
    2.  Việt Nam tự điển của Lê Văn Đức (Nhà sách Khai trí, Sài Gòn, 1970) giảng là: Giấy-tờ làm xong là việc đã định, không còn sửa-đổi lôi-thôi gì nữa”.
    3.  Từ điển thành ngữ Việt Nam của Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành (NXB Văn hóa, Hà Nội, 1993) giảng là: “Đã viết, đã ký rồi, đã quyết định rồi thì không thể nào thay đổi được nữa, phải gánh chịu tất cả hậu quả của nó”.
    4. Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học do Hoàng Phê chủ biên (2007) giảng: “Đã đặt bút viết ra hoặc ký rồi thì phải chịu, không sửa đổi được nữa”.
    5.  Từ điển tục ngữ Việt của Nguyễn Đức Dương (NXB Tổng hợp TP HCM, 2010) giảng là: “Bút đã hạ xuống rồi thì gà tất phải chết. Hay dùng với ẩn ý: Đã hạ bút ký là hết còn cách nào để thay đổi/sửa đổi được nữa”.....
  • Click here để xem nguồn
  • Học giả An Chi dường như đã thấy điểm thiếu sót của các cuốn tự điển trên. Bốn cuốn đầu, chỉ là những í tưởng tán hưu tán vượn ra từ sự hiểu hai con chữ "bút sa" là "hạ bút xuống để viết", còn tại sao lại "gà chết" thì không ai nói đến. Chỉ cuốn thứ 5 thì có nói đến "gà chết" khi nói nôm na thẳng thừng như thể một công thức toán học:
    "Bút sa gà chết" = "Bút đã hạ xuống rồi thì gà tất phải chết".

    Vâng, để thêm vào cho thiếu sót này, học giả An Chi đã tìm ra bí ẩn "gà chết" khi tìm đến đại học giả tiên sinh Huỳnh Tịnh Của. Trong cuốn tự vị của học giả Huỳnh Tịnh Của đã có giải thích "" là viết tắt của hai chữ "Tiền gà", và có nghĩa hiện đại bây giờ là "tiền công".

    Có một điều thực đáng tiếc dùm cho học giả An Chi, là "Tiền Gà" vẫn không khớp gì với phần câu "đã hạ bút kí".


Học giả Huỳnh Tinh Của đã giải thích rất rõ câu "Bút sa gà chết" ở 2 nơi, một ở trang nói về chữ "Bút", một trang nói về chữ "". Hai giải thích có tổng cộng 45 chữ, mà h.g. An Chi chỉ lấy ra có 2 chữ "Tiền Gà" để gắn ghép gượng ép, bênh vực cho các cuốn tự điển kia. Các chữ còn lại, chứa toàn bộ sự thực, đã bị bỏ quên oan ức.

Nếu bình tĩnh một chút ta sẽ thấy rõ ràng, học giả tiên sinh Huỳnh Tịnh Của đã giải thích thành ngữ "Bút Sa Gà Chết" như sau:

Bút Sa Gà Chết

Viết Sai Đi Một Chữ Thì Có Tội Vạ

Và học giả họ Huỳnh đã chứng minh í nghĩa đó bằng 2 giải thích:
  1. Giải thích thứ nhất: Dân có việc kiện thưa, làm đơn, thường phải chịu tiền cho người viết mướn gọi là "tiền gà"
  2. Trong giải thích thứ hai: hễ có viết mướn thì có ăn "tiền gà", hễ có chữ phạm phép thì có tội vạ
  3. Có một cái tiên sinh không giải thích vì, đối với Ông, nó quá quen thuộc.
    "Bút sa": là "viết sai", không phải như chúng ta đang hiểu là "hạ bút xuống viết hay kí tên".
    Nếu là "hạ bút xuống viết" thì người ta vẫn thường dùng chữ "hạ=đem xuống" , t.d. "hạ thủ".
    Không ai dùng chữ "Sa", vì chữ "Sa" có nhiều nghĩa: rơi, rớt, ngã, té, sai, lầm, lỗi.
    Và "Sa"() đi với "Bút" ở đây, có nghĩa là "sa sẩy" hay "sơ sẩy", nghĩa là "lầm lỗi". Bởi vậy tiên sinh đã viết mà không giải thích "Bút sa" "Viết sai đi một chữ"

Qua đó, theo suy luận chủ quan của tôi,
"Bút Sa Gà Chết" có nghĩa là
Trong thưa kiện, người viết mướn mà sai sẩy thì sẽ phải tội (và không được tiền gà: gà chết)




Ghi chú:
(1) Giải nghĩa thành ngữ: Bút Sa Gà Chết của học giả Huỳnh Tịnh Của






Các hình bóng trên đã "vô phép" lượm từ trang Web http://www.vietnamtudien.org/dnqatv/ ,

của http://www.vietnamtudien.org, xin trân trọng giới thiệu.

(2) Người viết mướn thời nay, vẫn còn, và được gọi là: Công an điều tra, Luật sư biện hộ, Quan tòa

Kommentare

Beliebte Posts aus diesem Blog

"Thuyền Quyên" trong câu "Phận gái thuyền quyên" nghĩa là gì?