Posts

Es werden Posts vom 2017 angezeigt.

Tăng thuế VAT có ảnh hưởng đến người nghèo hay không?

Bild
A. Tăng thuế nhìn từ điểm đứng của "nhà chuyên môn về kinh tế": Theo họ thì việc tăng thuế 2% không ảnh hưởng bao nhiêu đến người nghèo. Qua tính toán thống kê, xã hội VN có khoảng 20% là người nghèo, đóng góp thuế VAT hàng năm của những người này chiếm chỉ chừng 9% của thuế VAT tổng cộng. Như vậy, nếu lên thuế thêm 2% nữa, có nghĩa là đóng góp của người nghèo sẽ thêm 2% x 9% = 0.0018 = 1,8 phần nghìn. Một con số không là bao so với người giàu. Và kết luận rằng không ảnh hưởng đến người nghèo là mấy. Tình toán này của nhà chuyên môn rất đúng, không sai, chỉ có điều, nếu kết quả thu vào không là bao thì tại sao lại không tìm cách bỏ phần thuế này đi. Cho nhẹ gánh. Các nhà chuyên môn, chắc chắn muốn tìm cách bỏ đi lắm. điển hình là một vài món hàng như thịt-cá-rau,v.v... , vì thuế thu chẳng bõ công, nên đã được miễn thuế. Nhưng sẽ làm cách nào thì chưa nghe nhắc đến. B. Tăng thuế từ điểm nhìn của "nhà nghèo": Nhà nghèo, theo định nghĩa quốc tế, là những

Bút Sa Gà Chết nghĩa là gì?

Bild
Đọc cái tựa tầm thường như vậy, chắc có bạn vội cho là một câu hỏi ngây thơ, hỏi vớ vẩn, không đáng đọc tiếp, "click out" ngay. Tôi cũng vậy, cũng giống như các bạn, tôi cũng không muốn gà-kê-nghê-ngỗng tiếp nữa, nhưng kệ, mời đọc tiếp một chút xem sao. "Bút Sa Gà Chết" là gì thì ai mà không biết, "dể quá mờ". Cho đến hôm qua, tôi cũng như các bạn, đều hiều như sau: BSGC có nghĩa là: Khi hạ bút xuống kí tên thì phải cẩn thận, coi chừng. Tìm trong Google với BSGC ta sẽ thấy trên 150 nghìn bài viết có dính dáng đến con chữ BSGC này. Đọc sơ sơ mấy bài đầu, thì thấy đúng i chang những gì tôi và các bạn, đã nghĩ. Xin mạn phép ghi ra vài trả lời như sau: ....Ui chà, các bác cứ vòng vo mãi bút sa gà chết là muốn khuyên chúng ta phải suy nghĩ kỹ trước khi làm một việc gì đó. Nếu không thì hậu quả sẽ do mình gánh chịu còn tại sao lại là gà mà không phải là lợn, ngan ngỗng thì các bạn đã giải thích hết rồi..... ..... BSGC là phải cẩn trọng mỗi khi

Kẹt xe dạng thứ ba: Kẹt xe ở điểm cuối con đường

Nhìn vào dự án và qua lời mô tả của các bài báo, ta có thể thấy: Các nhánh-vượt sắp được xây dưng đó có mục đích tách dòng-chảy-xe-ra-vào-TSN ra khỏi dòng-chảy-xe-chỉ-chạy-ngang-qua. Như thế chỉ tăng công-suất-chuyển-tải của con đường (chạy ngang qua), do các loại xe sẽ chạy nhanh hơn, thoát nhanh hơn ra khỏi khu vực. Như vậy, dự án chỉ có có lợi cho các dòng-xe chạy ngang qua điểm tính toán. Nhưng ở TSN, không chỉ có dòng-xe-chạy-ngang-qua, mà chủ yếu là dòng xe đi vào "tụ điểm". TSN là điểm cuối của dòng-xe đó. Xe cộ của nhánh này không có nhu cầu thoát nhanh mà chỉ chỉ có nhu cầu biến nhanh ra khỏi "hiện trường". Nếu dòng-xe này không tự "hô biến" đi (giống chú khỉ đột Tề Thiên), thì càng lúc nó càng tràn ra khỏi "nhánh đường cầu vượt đó". Tính đơn giản: Với chiều dài nhánh khoảng 300m, giả sử khi kẹt ở tụ điểm, các xe nối đuôi nhau (cách nhau 6m) và xếp hàng ba (xe hơi), thì chỉ cần 300*3/6 = 150 chiếc là đầy nhánh đường. Cho là có

Walesa đã làm hại hay làm lợi cho Cộng Sản?

Vũ khí nguy hiểm nhất của Cộng Sản để chống lại những người nguy hiểm đối với C.S. là "chụp mũ C.S." cho người đó. Cách "chụp mũ" là tung những Fake-News từ trên trời xuống. Đừng hỏi các bằng chứng có xác thực hay không mà hãy hỏi từ đâu có bằng chứng đó . Đừng hỏi hắn là C.S. hay không mà hãy hỏi hắn đã thề làm Đảng viên Đảng C.S . hay chưa. Hay ngược lại, hắn đã bỏ Đảng hay chưa . Vì Đảng C.S. không dùng những người ngoài Đảng. Trong trường hợp của Walesa thì có ai đã tự hỏi, đi chứng minh Walase làm việc cho C.S. để làm gì. Tại sao không hỏi: Walesa đã làm hại hay làm lợi cho C.S? BBC: Walesa ‘làm đặc tình cho cộng sản Ba Lan’

Thực Thà Như Đếm

Bild
Trong các xã hội dân chủ, mọi vật không có gì đúng-tất mà cũng không có gì sai-cả. Chỉ có Nhiều-hay-Ít. Nhiều thì thắng, Ít thì thua. Thế nhưng, "nhiều hay ít" có nghĩa là gì? Làm thế nào để biết được, thế nào là nhiều, thế nào là it? "Nhiều hay ít" có dính dáng đến những con số. Chắc chắn là ai cũng biết thế nào là số lớn, thế nào là số nhỏ. Từ khi học nói, ta đã học đếm. Trong lớp vỡ lòng, bài học toán đầu tiên trong cuộc đời học sinh của chúng ta là học đếm, nghĩa là học biết trước biết sau, biết ít biết nhiều, biết nhỏ biết lớn. Năm lớp một, học đếm tứ 1 đến 10, năm lớp 2 học đếm tới 100, rồi kể từ đó, chúng ta bắt đầu học bốn phép tính, để tính toán, tìm ra những đáp số cần có. Có lẽ ít ai ngờ, những bài toán thường dùng hàng ngày của chúng ta cũng là đếm những con số. Bốn phép tính Cộng, Trừ, Nhân, Chia mà chúng ta làm trật lên sai xuống trong lớp học, thì ở chợ, ta chỉ cần "đếm". - Làm toán cộng thì đếm lên. - Toán trừ thì đếm xuống. -

Chống KẸT XE? Không thể nào!

Xem cơn bịnh Kẹt-Xe, Các điểm Kẹt-Xe: Một là: Kẹt-xe xảy ra mọi nơi và mọi lúc do va chạm giữa hai hay nhiều xe. Cái cớ này là "trời xui đất khiến",  không thể chống được, chỉ có thể ngăn ngừa bằng cách nhận biết, tránh xây dựng và bỏ bớt đi các "bẫy đánh đố làm xiếc". Người diễn xiếc họ trẻ khỏe, rèn luyện hàng ngày, họ khác, người thường khác. Nói cho đầy đủ, sách dạy xây dựng đường xá như thế nào cho an toàn, có đầy chợ. Hai là: Kẹt xe dọc đường, thường chỉ vào giờ cao điểm. Kiểu kẹt-xe này không thể " chống " hay " ngăn ngừa " được. Để dễ dàng hình dung, có thể theo dõi một " dòng chảy qua cái phễu ". Khi rót chầm chậm nước vào phễu, nước sẽ chảy ngay xuống dưới ra ngoài. Đổ nước vào nhanh hơn nữa, nước cũng chảy nhanh hơn. Nhưng nếu đổ nước vào nhanh hơn đến một lúc nào đó, lúc cao điểm, thì lượng nước chảy xuống không tăng tốc lên nữa, và khi đó, mực nước trong phễu bắt đầu tăng lên, đó chính là lúc ùn tắc dòng